In lụa và một phương pháp in ấn đã có từ rất lâu và đến ngày nay vẫn được sử dụng và có những đánh giá rất tích cực. Vậy cụ thể in lụa là gì, ưu nhược điểm của phương pháp này ra sao, quy trình thực hiện cũng như ứng dụng như thế nào? Tất cả đều sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây mời bạn đón đọc với những chia sẻ từ Máy In Lụa TACHI.
Contents
In lụa là gì?
In lụa là một kỹ thuật in ấn phổ biến, bắt nguồn từ việc sử dụng bản lưới khuôn in làm bằng tơ lụa. Về sau, khi bản lưới lụa được thay thế bằng các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại, tên gọi này đã được mở rộng thành “in lưới”.
Nguyên lý hoạt động của in lụa tương tự như in mực dầu trên giấy nến, theo đó chỉ một phần mực in thấm qua lưới in để in lên vật liệu. Trước đó, một số mắt lưới đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dụng để ngăn mực thấm qua.
Kỹ thuật in lụa có thể áp dụng trên nhiều vật liệu khác nhau như nilon, vải, mặt đồng hồ, thủy tinh, gỗ, giấy và một số sản phẩm kim loại… hoặc cũng có thể sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.
Ưu, nhược điểm của phương pháp in lụa là gì?
Nói đến in lụa, thực tế có rất nhiều đánh giá khác nhau về chất lượng.Để hình dung dễ hơn bạn hãy tham khảo dưới đây:
Ưu điểm của in lụa
In lụa có nhiều ưu điểm giúp cho kỹ thuật này được áp dụng từ lâu đời và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Những ưu điểm đó bao gồm:
- Màu sắc đa dạng, cho phép khách hàng lựa chọn theo ý muốn và không giới hạn số lượng màu.
- Chi phí của kỹ thuật in lụa thấp.
- Không cần đầu tư quá nhiều vào máy móc hiện đại, tiên tiến.
- Dễ dàng in ấn hình ảnh và nội dung lên nhiều loại vật liệu với chất liệu phong phú: vải, giấy, gỗ….
- Thành phẩm sau khi hoàn thành không bị lem màu, đều màu, sắc nét, sinh động, chất lượng tốt và có giá trị thẩm mỹ cao.
Nhược điểm của in lụa
Như đã nói ở trên, phương pháp in lụa sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cụ thể
- Mỗi màu và hình in cần một khuôn riêng, tốn thời gian và chi phí dù in số lượng ít hay nhiều màu.
- Hình in có thể bị đứt gãy nếu dùng mực không tốt.
- Mực bám chặt lên vật liệu, khó tẩy sạch, nên phải tránh không để mực lem.
- Cần phải có file vector hoặc file thiết kế cho mỗi lần in, không dùng được file ảnh, mất thời gian chuyển đổi file.
- Khó in được các hình biến sắc, sản phẩm thường là màu sơn đơn sắc.
- Mất nhiều thời gian và công đoạn hơn so với in kỹ thuật số, phù hợp với đơn hàng số lượng ít và vừa phải.
Quy trình in lụa được diễn ra như thế nào?
Công nghệ in lụa phải trải qua một quy trình khắt khe và cần được giám sát chặt chẽ từng công đoạn để đảm bảo chất lượng. Dưới đây là từng bước cơ bản nhất trong quy trình in lụa bạn có thể chưa biết:
- Chuẩn bị khuôn in: Pha keo và chuẩn bị khuôn in bằng hợp kim nhôm hoặc gỗ, lựa chọn khung hình phù hợp nhất với vật liệu in của khách hàng.
- Chụp bản: Thực hiện quá trình chụp bản.
- Pha mực in: Pha mực in theo tỷ lệ đạt chuẩn, phù hợp với từng loại chất liệu cần in.
- In thử sản phẩm mẫu: Canh tay kê và in thử, quét đều mực lên hai mặt lưới in, sấy khô, dán phim lên lưới in, cố định bốn góc bằng băng dính, ép phim chặt vào lưới bằng tấm kính, sau đó phơi dưới máy hoặc ánh nắng mặt trời trong 3 phút. Kiểm tra thành phẩm đến khi đạt yêu cầu.
- In hàng loạt: Tiến hành in hàng loạt khi bản in thử đạt các tiêu chí chất lượng của đơn hàng.
- Hoàn tất và vệ sinh: Sau khi in xong, gỡ phim ra và vệ sinh khung in để chuẩn bị cho lần in tiếp theo.
>>> Xem thêm:
Những ứng dụng của in lụa trong cuộc sống
Hiện nay, in lụa được sử dụng rất rộng rãi và có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều nơi. Cụ thể:
- Ứng dụng trong sản xuất thẻ và phủ UV: In lụa được dùng làm phương pháp bổ sung sau khi sản xuất thẻ cào, in phủ UV cục bộ.
- In trên quần áo và đồ dùng: In lụa được áp dụng trên áo thun đá banh, áo thun, đồng phục, cũng như trên các đồ dùng như vỏ thùng sơn, ly, chén, chai, gạch và đá.
- In thiệp và sản phẩm thời trang: In lụa cũng được dùng để in thiệp cưới, các loại thiệp khác và in lên sản phẩm da thời trang.
Như vậy, in lụa là gì, ưu nhược điểm, quy trình và tính ứng dụng của in lụa đều đã được giải đáp chi tiết qua bài viết. Nếu bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu kỹ hơn hoặc muốn mua máy in lụa có thể liên hệ với chúng tôi – Máy In Lụa TAICHI để được tư vấn cụ thể nhất.