Tổng quan về các loại mực in lụa và cách pha phổ biến

Mực in là một trong những thành phần quan trọng, không thể thiếu trong kỹ thuật in lụa. Vậy cụ thể có những loại mực in nào và cách pha mực ra sao để tạo được màu sắc bắt mắt? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến kỹ thuật in lụa hãy cùng Máy In Lụa TACHI khám phá các loại mực in lụa và cách pha qua bài viết dưới đây.

Contents

Các loại mực in lụa phổ biến trên thị trường

Để có được một màu mực in lụa đẹp cần phải hiểu rõ về từng loại mực và áp dụng công thức pha. Nói đến mực của máy in lụa có rất nhiều loại, mỗi loại có cấu trúc và cách sử dụng khác nhau. Cụ thể:

Mực nước

Mực in lụa gốc nước (mực nước) thường dễ hòa tan trong nước ở nhiệt độ từ 50-60oC và khó tan hơn trong nước có nhiệt độ dưới 25oC. Loại mực này được sử dụng để in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như mây tre, vải sợi bông, gai,… 

Mực nước – loại mực in lụa phổ biến, tính ứng dụng cao
Mực nước – loại mực in lụa phổ biến, tính ứng dụng cao

Mực in lụa gốc nước có khả năng khô tự nhiên mà không cần qua xử lý nhiệt hoặc ánh sáng. Để in lên gỗ hoặc carton, mực in gốc nước thường được pha sẵn màu. Trên thị trường, các loại mực nước thường đã được pha sẵn đầy đủ nhưng cũng có thể mang về tự pha với các loại hóa phụ gia khác.

Mực gốc dầu

Một trong các loại mực in lụa và cách pha được nhiều người tìm hiểu và áp dụng chính là mực gốc dầu. Loại mực này có nguồn gốc từ dầu mỏ, do đó có mùi đặc trưng của dầu. Đặc điểm của mực in lụa gốc dầu là khả năng bám mực tốt hơn, tuy nhiên lại độc hại hơn so với mực nước. 

Trong ngành công nghiệp, mực in gốc dầu thường được phân cấp độ độc hại theo các tiêu chuẩn khác nhau như không chì, không Phthalate, không kim loại nặng hay không Formaldehyde… Các tiêu chuẩn về độ độc hại này khác nhau tùy theo từng quốc gia nhằm bảo vệ người tiêu dùng.

Mực UV

Mực in lụa UV là loại mực gốc dầu đặc biệt, cần được sấy bằng tia UV (tử ngoại) để làm khô. Mực này có độ bám rất tốt và có thể in trên nhiều loại vật liệu khác nhau. Một ưu điểm nổi bật của mực in lụa UV là độ trong suốt tuyệt vời, trong hơn tất cả các loại mực khác. Nó cũng có hiệu quả rất tốt trong việc tạo bề mặt bóng, gồ hạt hoặc mờ. 

Mực UV – giúp tăng độ bóng trong in lụa
Mực UV – giúp tăng độ bóng trong in lụa

Ngày nay, mực UV thường được sử dụng để trang trí, làm mờ hoặc tăng độ bóng cho hình ảnh, mang lại độ sống động và tạo ra nhiều lợi ích cho ngành nghệ thuật.

Cách pha màu mực in lụa

Việc tìm hiểu các loại mực in lụa và cách pha là điều rất cần thiết khi sử dụng máy in lụa trong sản xuất. Khi đã hiểu về một số loại mực in lụa phổ biến ở trên, để pha được màu ưng ý cần phải biết cách, cụ thể:

  • Hai màu bù nằm ở hai cực đối diện trên vòng tròn màu, cách nhau 180 độ. Một màu pha từ hai màu càng xa nhau trên vòng tròn màu sẽ càng đậm, trong khi màu pha từ hai màu gần nhau sẽ càng trong sáng. 
  • Mực đen được dùng để tăng độ đậm cho màu. Trong kỹ thuật chồng màu, để có màu đen, các màu phải được chồng lên nhau để hấp thụ hết ánh sáng. Khi làm tối màu cần hết sức cẩn thận vì chỉ một ít mực đen có thể làm tối màu. Nếu muốn màu sáng hơn, cần pha loãng mực đậm ra. 
  • Pha các màu đậm lại với nhau sẽ tạo ra màu đậm hơn và có chiều sâu hơn. Pha các màu nhạt lại với nhau sẽ tạo ra màu trong và sáng. 
  • Khi pha hai màu với liều lượng bằng nhau, màu đậm hơn sẽ ảnh hưởng nhiều hơn. Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực nhạt, không nên làm ngược lại. 
  • Pha mực trắng vào mực màu sẽ tạo ra các sắc thái khác nhau của màu đó. Mực trắng trong sẽ cho sắc thái sáng và trong, trong khi trắng đục chỉ dùng để pha các màu phủ. 
  • Mực in phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, độ khô, độ đậm đặc, độ bền ánh sáng… 
Pha mực in lụa cần có công thức nhất định khi kết hợp các màu
Pha mực in lụa cần có công thức nhất định khi kết hợp các màu

>>> Xem thêm:

Mực in lụa gồm những thành phần nào

Mực in được cấu tạo từ nhiều thành phần khác nhau, giúp tạo ra hình in với màu sắc sắc nét. Sự khác nhau giữa các loại mực in lụa và cách pha pha là do thành phần trong đó. Tuy nhiên, về cơ bản tất cả các loại mực in đều có bốn thành phần chính sau: 

  • Nhựa: Nhựa trong mực in lụa giúp mực bám tốt hơn và hạn chế phai màu trong thời gian dài sử dụng. 
  • Bột màu: Bột màu là thành phần tạo màu cho mực in, gồm hai loại chính là pigment (bột màu) và dye (thuốc nhuộm). Bột màu không chỉ tạo màu mà còn có khả năng kháng ánh sáng, bền dung môi và chịu nhiệt tốt. 
  • Dung môi: Dung môi có chức năng khuếch tán ion của các chất khác, tạo thành dung dịch. 
  • Phụ gia: Phụ gia được thêm vào mực để tăng khả năng kết dính và làm cho bề mặt hình ảnh có độ bóng cao hơn.
Mực in lụa có công thức pha riêng do tính chất của từng thành phần
Mực in lụa có công thức pha riêng do tính chất của từng thành phần

Như vậy, các loại mực in lụa và cách pha mực như thế nào đều đã được giải đáp chi tiết qua bài viết. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ hiểu hơn về màu mực in và nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về máy in lụa có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *