Hướng dẫn cách pha mực in lụa chuẩn nhất

Hiện nay có rất nhiều phương pháp in để cho ra sản phẩm luôn sắc nét, rõ ràng và đẹp mắt. Một phương pháp in với chi phí rẻ cho chất lượng tốt được áp dụng nhiều đó là in lụa. Tuy nhiên để sản phẩm trong quá trình tạo ra tốt như mong đợi thì cách pha mực in lụa là một trong số những yếu tố quan trọng cần nắm rõ. Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ là cơ sở để giúp bạn có được thông tin chi tiết.

Contents

Cách pha mực in lụa đúng chuẩn nhà nghề

Để tạo nên một dải màu đẹp mắt, sáng bóng thì phải dựa trên nguyên tắc pha màu cơ bản nhất. Ngoài việc nắm rõ được công thức pha màu cơ bản thì muốn tạo ra gam màu có chuẩn hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: tỷ lệ các màu, tay nghề thời, độ đậm nhạt,… Vì vậy muốn in ra sản phẩm đẹp bạn hãy nắm rõ bí quyết cách pha mực in lụa chuẩn sau đây:

Công thức pha màu cơ bản

Bạn là một thợ in mới vào nghề, đang học hỏi kinh nghiệm cách pha mực in lụa đúng chuẩn nhất thì đầu tiên phải rõ được các công thức pha màu cơ bản. Chi tiết:

cách pha mực in lụa
Pha màu chuẩn theo công thức để có mực pha in lụa đẹp nhất.
  • Công thức màu pha 1: Đỏ + Xanh dương = Tím.
  • Công thức màu pha 2: Xanh dương + Vàng = Xanh lá.
  • Công thức màu pha 3: Vàng + Đỏ = Cam.
  • Công thức màu pha 4: Đỏ + Đen = Nâu.
  • Công thức màu pha 5: Đen + Trắng = Xám tro đen.
  • Công thức màu pha 6: Trắng + Xanh dương = Xám tro xanh.
  • Công thức màu pha 7: Xanh dương + Đen = Xanh đen.
  • Công thức màu pha 8: Đen + Nâu = Nâu vàng.
  • Công thức màu pha 9: Vàng + Trắng = Vàng nhạt.
  • Công thức màu pha 10: Trắng + Đỏ = Hồng phấn.
  • Công thức màu pha 11: Trắng + Vàng Ochre = Màu nude.
  • Công thức màu pha 12: Vàng ochre + Xanh lá = Rêu xanh.
  • Công thức màu pha 13: Xanh lá + Cam = Rêu lông chuột.
  • Công thức màu pha 14: Cam + Đen = Xá xị.

 Cách pha mực in lụa chi tiết nhất cần rõ

Với cách pha mực in lụa được hướng dẫn chi tiết ở đây sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện mọi thao tác mà không gặp bất cứ gián đoạn nào khi làm. Cụ thể:

cách pha mực in lụa
Phối màu cho chuẩn để tạo ra được một màu ưng ý theo đúng thiết kế.
  • Sử dụng hai phần màu bù sẽ đặt đối diện nhau ở vòng tròn màu và những màu còn lại sẽ nằm ở trong góc nhỏ hơn. Ở đây mỗi một màu là sự kết hợp giữa hai màu khác nhau nhưng nó sẽ nằm cách nhau. Làm như vậy màu pha ra sẽ tối hơn còn muốn màu sáng lên thì hai màu sẽ nằm gần nhau hợp lại.
  • Mực đen sẽ được sử dụng để nhằm tăng thêm độ đậm khi có màu khác.
  • Sử dụng kỹ thuật chồng màu: Khi pha mực in lụa nếu bạn muốn đen thì cần chồng các màu để hấp thụ tối đa lượng ánh sáng chiếu vào còn ngược lại bạn muốn tối màu thì cần pha màu đen. Tuy nhiên khi sử dụng kỹ thuật này bạn phải cực kỳ cẩn thận vì chỉ cần một chút mực đen nhiều hơn thôi thì có thể làm màu tối đi hẳn. Nếu bạn muốn tạo ra màu sáng hơn thì cần pha loãng mực khi thực hiện.

Một số lưu ý khi sử dụng cách pha mực in lụa

Để có cách pha mực in lụa đúng chuẩn nhất thì bạn cần phải chú ý đến một số lưu ý như sau:

cách pha mực in lụa
Nắm được yếu tố pha màu chuẩn là một điều quan trọng cần phải biết rõ.
  • Màu sắc là một yếu tố quan trọng đến chất lượng in nên khi thực hiện phải làm đúng theo yêu cầu của bản thiết kế đã dựng sẵn trước đó.
  • Một số màu không có sẵn trong bảng màu bạn cần phải biết cách pha trộn màu để tạo ra màu đúng như ý muốn.
  • Cần phải biết cách sáng tạo khi làm việc, biết cách pha trộn để làm ra màu giống như bản thiết kế.

Các loại mực in lụa được dùng hiện nay

Dựa theo nguồn gốc của mực in lụa thì chúng sẽ được phân chia ra làm một số loại như sau:

cách pha mực in lụa
Lựa chọn mực in phù hợp để tạo ra sản phẩm in bền đẹp, sắc nét.
  • Mực in gốc nước: Loại mực này có đặc tính hòa tan được trong nước ở nhiệt độ bình thường. Chúng sẽ dễ tan ở nhiệt độ 50 – 60 độ C còn khó tan ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
  • Mực in gốc dầu: Loại mực này được điều chế từ dầu mỏ nên sẽ có mùi dầu.
  • Mực in gốc dầu nhẹ Plastisol: Là loại mực được điều chế in trên vải gốc dầu và nó có bề mặt bóng đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước.
  • Mực UV: Đây là loại mực gốc dầu có đặc tính phải sấy bằng tia tử ngoại UV thì mới làm chết mực được. Loại này in được trên nhiều bề mặt khác nhau, có độ bám tốt.
  • Mực in Sublimation: Loại mực này được điều chế ra để in chuyển nhiệt.

 

Tham khảo thêm:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp phần nào cho bạn đọc biết rõ được cách pha mực in lụa. Khi đã biết được cách thực hiện ra sao sẽ giúp bạn lên màu chuẩn cho mực in và tạo ra những sản phẩm in màu đẹp mắt nhất. Nếu có điều gì thắc mắc chưa rõ cần giải đáp hoặc cần tư vấn về máy in lụa bạn có thể liên trực tiếp với máy in lụa Ta Chi ngay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *