So sánh in lụa và in chuyển nhiệt: Kỹ thuật nào được ưa chuộng?

Hiện nay, kỹ thuật công nghệ là một trong những lĩnh vực đang rất phát triển và được đánh giá cao bởi góp phần khiến nền kinh tế được nâng cao. Một trong những công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực này phải kể đến in ấn, trong đó in lụa và in chuyển nhiệt được lựa chọn nhiều. Cùng Máy In Lụa TAICHI so sánh in lụa và in chuyển nhiệt xem kỹ thuật nào đáng được lựa chọn và phát triển hơn nhé!

Contents

In lụa là gì? In chuyển nhiệt là gì?

Để có thể so sánh in lụa và in chuyển nhiệt cần phải hiểu rõ về khái niệm của cả hai kỹ thuật này. Cụ thể:

Khái niệm về in lụa

Tên “in lụa” bắt nguồn từ việc bản lưới của khuôn in ban đầu được làm bằng tơ lụa. Sau này, khi bản lưới có thể được làm từ các chất liệu khác như vải bông, sợi hóa học và lưới kim loại, tên gọi được mở rộng thành “in lưới”. Nói đơn giản, in lưới là kiểu in mà hình ảnh được tạo trên các khung lưới chuyên dụng. Trong kỹ thuật này, mỗi màu sẽ được in bằng một bảng lưới khác nhau.

In lụa – kỹ thuật in đặc biệt, thích hợp với nhiều chất liệu

Khái niệm in chuyển nhiệt 

In chuyển nhiệt xem như là một phương pháp in kỹ thuật số tiên tiến. Đầu tiên, nội dung và hình ảnh sẽ được in lên giấy chuyển nhiệt chuyên dụng bằng mực chuyển nhiệt. Sau đó, bản in này được ép lên vật liệu cần in (như áo thun, vải cotton, pha lê, gạch men, ốp lưng điện thoại, móc khóa,…) bằng máy ép chuyển nhiệt.

So sánh in lụa và in chuyển nhiệt về nguyên lý hoạt động

Để biết nên chọn kỹ thuật in lụa hay kỹ thuật in chuyển nhiệt bạn cần hiểu rõ về nguyên lý hoạt động của mỗi phương pháp dưới đây:

Nguyên lý hoạt động của in lụa

In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được gạt qua khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm bằng một lưỡi dao cao su. Phần mực thấm qua lưới in (đã bịt kín bằng hóa chất tạo hình) in lên vật liệu, tạo thành hình ảnh hoặc chữ. Ban đầu, quá trình này được thực hiện thủ công nhưng sau đó đã được tự động hóa nhờ công nghệ. 

Kỹ thuật này áp dụng trên nhiều vật liệu như vải, nilon, thủy tinh, gỗ, giấy, kim loại, mica, mặt đồng hồ và cũng thay cho vẽ dưới men trong sản xuất gạch men và đồ gốm sứ, tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và tiêu dùng hàng ngày.

In lụa và in chuyển nhiệt đều có thể áp dụng nguyên lý hoạt động bằng công nghệ
In lụa và in chuyển nhiệt đều có thể áp dụng nguyên lý hoạt động bằng công nghệ

In chuyển nhiệt hoạt động khác in lụa như thế nào?

Công nghệ in chuyển nhiệt hoạt động dựa trên sự thăng hoa của các hạt mực khi gặp nhiệt độ cao. Các phần tử mực bám và liên kết lên chất liệu bằng một loại mực in đặc biệt gọi là mực in chuyển nhiệt, được in lên giấy chuyên dụng gọi là giấy in chuyển nhiệt hay giấy thuốc. 

Sau đó, sử dụng thiết bị ép chuyển nhiệt như máy ép nhiệt trên ly, máy ép nhiệt trên đĩa, máy ép nhiệt trên mặt phẳng,… để chuyển hình ảnh từ giấy in chuyên dụng lên vật liệu cần in.

So sánh in lụa và in chuyển nhiệt về độ bám màu

Khi nói về việc so sánh giữa in chuyển nhiệt và in lụa chắc chắn phải nhắc đến độ bám màu.

Độ bám màu của in lụa

In lụa phù hợp với các sản phẩm quần áo thời vụ hoặc các thiết kế có độ bền khoảng 3 – 4 tháng. Khi in hình ảnh lên những chất liệu vải có độ co giãn cao, hình in dễ bị vỡ, làm giảm độ bám và độ bền.

Độ bám màu của in lụa từ 3 – 4 tháng
Độ bám màu của in lụa từ 3 – 4 tháng

Độ bám màu của in chuyển nhiệt

Độ bền của hình in chuyển nhiệt rất cao, không có phương pháp in nào có thể so sánh được. Trong quá trình in, bản in trên giấy được nhiệt độ cao và áp lực lớn của máy ép vào vải, vì vậy độ bền thường là vĩnh viễn theo sản phẩm.

>>> Xem thêm:

So sánh in lụa và in chuyển nhiệt về những ưu, nhược điểm

Để hiểu rõ hơn về hai kỹ thuật in lụa và in chuyển nhiệt, ngoài so sánh về nguyên lý, độ bám màu ta có thể nói chung hơn về những ưu điểm và nhược điểm. Cụ thể:

Ưu nhược điểm của in lụa

In lụa là một kỹ thuật có từ lâu đời và đến nay vẫn được áp dụng bởi những ưu điểm vượt trội:

  • Thao tác đơn giản, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí nhân lực. 
  • In ấn phù hợp với nhiều chất liệu vải, màu sắc khác nhau. 
  • Màu sắc hình ảnh in rõ ràng. 
  • Chi phí đầu tư ban đầu không cao, thời gian in nhanh, đáp ứng được nhu cầu của các đơn hàng lớn. 
Chi phí đầu tư cho in lụa thấp, dễ lấy lại vốn
Chi phí đầu tư cho in lụa thấp, dễ lấy lại vốn

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, kỹ thuật in lụa cũng có những nhược điểm nhất định, gồm:

  • Chất lượng hình ảnh chưa hoàn hảo, không in được những hình ảnh có độ phức tạp. 
  • Chỉ phù hợp với quần áo hoặc thiết kế thời vụ. 
  • Khâu chuẩn bị in ấn phức tạp, tốn nhiều thời gian.

Ưu điểm và nhược điểm của in chuyển nhiệt

In chuyển nhiệt có màu sắc đa dạng, độ sắc nét cao, không bong tróc hay vỡ hình. Chi phí đầu tư thấp với giá thành về nguyên liệu đầu vào không quá cao. Công nghệ in tương đối đơn giản, dễ thực hiện. In chuyển nhiệt có thể áp dụng rộng rãi với nhiều chất liệu khác nhau. 

Bên cạnh đó, in chuyển nhiệt cũng có những nhược điểm như: 

  • Nguyên liệu sử dụng giới hạn, chỉ áp dụng cho áo vải sáng màu và các loại phôi chuyển nhiệt bề mặt phẳng như gạch men, pha lê, móc khóa, ốp lưng,… 
  • Một số máy in chỉ phù hợp với mô hình nhỏ, tự động hóa chưa tốt.

Nên chọn kỹ thuật in lụa hay in chuyển nhiệt?

Sau khi đã so sánh in lụa và in chuyển nhiệt, nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi nên chọn kỹ thuật in chuyển nhiệt hay in lụa. Thực tế, mỗi kiểu in đều có những ưu và nhược điểm riêng, điều này khiến nhiều người băn khoăn khi áp dụng vào các sản phẩm như đặt may và thiết kế đồng phục. 

Đối với người tiêu dùng, chắc chắn ai cũng muốn bộ đồng phục của mình có hình in và chữ nổi bật, ấn tượng và không bị bong tróc hay bay màu. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ in phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu vải, độ phức tạp của hình in, nhu cầu và kinh phí của khách hàng.

Việc so sánh in lụa và in chuyển nhiệt giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về cả hai kỹ thuật in. Mỗi kỹ thuật đều có những đặc điểm riêng và phù hợp với từng nhu cầu trong sản xuất, sở thích… Nếu bạn yêu thích in lụa và đang muốn tìm kiếm dòng máy in lụa chất lượng hãy đến với Máy In Lụa TAICHI, chắc chắn không làm bạn thất vọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *