Hướng dẫn cách chụp bản in lụa đúng chuẩn, chất lượng 100%

Chụp bản in lụa quyết định rất lớn đến chất lượng bản in sau khi hoàn thành. Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật sẽ khiến sản phẩm bị lỗi, mực in không được sắc nét, dễ bị lem màu. Với cách chụp bản in lụa đúng chuẩn sẽ giúp bạn có được bản in chất lượng cao. Bạn đọc cùng Máy In Lụa TACHI tìm hiểu kỹ thuật đúng chuẩn và áp dụng khi cần thiết.

Contents

Chụp bản in lụa là gì?

Chụp bản in lụa là một công đoạn quan trọng để tạo hình sản phẩm in trên bề mặt bản in. Nói cụ thể hơn thì đây là phương pháp tạo hình ảnh in trên bề mặt lưới in chuyên dụng, sau đó sẽ dùng mực lăn qua tạo hình in theo yêu cầu. Đây là một công đoạn rất quan trọng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm in. Vì vậy nếu trong quá trình chụp bản in xảy ra lỗi gì đó sẽ khiến sản phẩm in không được đẹp, bị lỗi.

Chụp bản in lụa là bước quan trọng cho ra sản phẩm in sắc nét, chất lượng
Chụp bản in lụa là bước quan trọng cho ra sản phẩm in sắc nét, chất lượng

>>Xem thêm:

Những dụng cụ cần thiết khi thực hiện chụp bản in lụa

Để có được một bản in lụa hoàn chỉnh, hình ảnh rõ ràng, sắc nét, màu sắc nổi bật thì bạn cần phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết sau:

  • Phim chụp: Phim được in từ bản thiết kế triển khai trên máy tính và in lên một bản giấy can. Đây là loại bản in trong suốt, có hình dạng cụ thể của mẫu thiết cần in ra.
  • Bàn chụp: Thiết bị này giúp tạo độ sáng tối nhất khi chụp bản in và được làm bằng chất liệu gỗ. Bàn chụp có kích thước khoảng 70 x 50 x 15cm, bên trong đặt từ 3-5 bóng đèn UV 60cm. Phía bên trên bàn là tấm kính dày 5 – 8 ly để giúp tăng độ sáng của bóng đèn khi chụp bản.
  • Khung chụp bản: Khung được làm bằng chất liệu gỗ hoặc chất liệu kim loại, ở giữa có lớp lưới đặc chủng. Khi sử dụng cần đảm bảo khung chụp bản đã rửa sạch sẽ, khô hoàn toàn để không ảnh hưởng đến chất lượng bản in.
  • Keo chụp bản: Keo mua về thường có 2 thành phần chính là bột sắt sáng và keo dạng sệt. Muốn sử dụng bạn phải nấu keo lên đúng kỹ thuật để cho ra thành phẩm dạng sệt, sánh mịn, dẻo.
  • Thuốc bắt sáng: Vật liệu này có tác dụng chính là làm tăng độ bắt sáng giúp việc in hình thiết kế lên lưới in một cách dễ dàng. Thuốc bắt sáng thường có màu cam, cần bảo quản ở điều kiện không có ánh sáng mặt trời. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ khiến bột bắt sáng bị hỏng, không dùng được nữa.
  • Dụng cụ khác: đồng hồ bấm giây, máng gạt, giấy đen, kính chèn, vật nặng khoảng 3 – 4kg.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ in sẽ hỗ trợ việc chụp bản in dễ dàng

Trọn vẹn cách chụp bản in lụa đúng kỹ thuật

Cách chụp bản in lụa cũng không có gì khó khăn cả khi bạn thực hiện theo đúng hướng dẫn chia sẻ dưới đây. Chi tiết:

1. Thao tác khi chụp bản

Các thao tác trong cách chụp bản in lụa sẽ được thực hiện theo những bước cơ bản chính sau:

  • Bước 1: Đầu tiên dán tấm phim xuống mặt khung in làm sao để cho phần mặt in chữ của phim tiếp xúc với mặt keo chụp bản.
  • Bước 2: Tiếp theo chuẩn bị một tấm vải đen, 1 hòn đá to, 1 tấm kính chèn.
  • Bước 3: Đặt dụng cụ lần lượt trên tấm phim theo đúng thứ tự sau: tấm vải đen, tấm xốp, tấm kính chèn và đè một vật nặng lên trên. Làm như vậy sẽ giúp hút hết chân không ra trong bản in.
  • Bước 4: Bật đèn chụp lên trong khoảng thời gian 30 giây. Nếu như sử dụng loại đèn UV thì bật 1 phút.
Thứ tự thao tác cách chụp bản in lụa đúng kỹ thuật
Thứ tự thao tác cách chụp bản in lụa đúng kỹ thuật

2. Kỹ thuật xịt bản

Xịt bản ở đây là rửa bản hoặc phơi bản. Sau khi thực hiện chụp bản in lụa xong bạn đem ra rửa theo cách nhúng bản xuống nước, ngâm trong vài phút để keo mềm ra, tiếp đến là rửa bản.

Bạn có thể sử dụng vòi bơm nước áp lực để rửa bản từ nhẹ đến mạnh. Như vậy sẽ giúp việc rửa bản dễ dàng, đảm bảo sạch sẽ hơn. Lưu ý khi rửa bạn cần phải tiến hành từ từ, làm nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bản.

3. Lau khô, sấy khô

Lau khô, sấy khô là một bước quan trọng trong cách chụp bản in lụa. Để không phải tốn công khi thực hiện bạn có thể mua máy sấy khung chuyên dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng máy sấy tóc để làm khô khung. Trước khi sấy bạn nên sử dụng bông hoặc khăn thấm khô bản để việc sấy thực hiện nhanh chóng hơn.

Khi chụp bản in lụa cần thực hiện từ từ, cẩn thận
Khi chụp bản in lụa cần thực hiện từ từ, cẩn thận

4. Gia cố cho khung in lụa

Bước tiếp theo trong cách chụp bản in lụa đó là gia cố phần khung in. Thực hiện bằng cách:

  • Cách 1:  Phơi khung in dưới ánh nắng mặt trời sẽ giúp làm khô bản in.
  • Cách 2: Phơi lại trên máy chụp bản cho khô.
  • Cách 3: Phơi dưới ánh sáng mặt trời xong lấy nước làm cứng bản thoa lên bề mặt khung.

Chỉ với những bước thực hiện trên là bạn đã hoàn thành xong cách chụp bản in lụa dễ dàng, đơn giản. Khi thực hiện cần phải hết sức tỉ mỉ, đúng kỹ thuật thì mới có thể tạo ra bản in chất lượng được. Ngoài ra nếu có nhu cầu mua máy in lụa phục vụ cho nhu cầu in ấn, kinh doanh của mình, bạn hãy liên hệ với TACHI. Máy In Lụa TACHI chuyên cung cấp các dòng máy in lụa chất lượng cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *